Những kiến thức căn bản về đồ họa máy tính cần phải nắm vững

Đồ họa máy tính rất rộng lớn và phức tạp, được ứng dụng rộng rãi và ngày càng trở nên gần gũi quen thuộc với mọi người, không phải ai cũng có thời gian, khả năng và công sức để tìm hiểu hết. Một trong những kiến thức căn bản là các bạn phải chọn được phần mềm, công cụ, mảng đồ họa máy tính mình cần. Hinhanhonline đã có bài viết "Hướng dẫn chọn học phần mềm, công cụ trong đồ họa máy tính cho phù hợp với sở trường và công việc" các bạn có thể tham khảo. Những kiến thức căn bản về thiết kế đồ họa cần phải biết: Định dạng ảnh, chất lượng ảnh, kích thước ảnh, độ tương phản, màu sắc ảnh, bố cục ảnh, nền, lớp ảnh...

1. Định dạng ảnh

Hình ảnh được hiển thị với dạng ảnh Bitmap và ảnh Vertor. Ảnh Bitmap là một dạng lưới ảnh gồm một loạt các chấm pixel nhỏ, mỗi pixel là một hình vuông gán với một màu và vị trí khác nhau tạo nên hình ảnh, định dạng phổ biến của bitmap được sử dụng trên web là PNG, JPG, BMP, JPEG, GIF. Ảnh Vector sử dụng các công thức toán học tập hợp các đường thẳng và đường cong, từ đó tạo ra hình tròn hoặc hình đa giác. Ảnh Vector được lưu phổ biến dưới dạng PDF, CMD, AI…

2. Chất lượng ảnh

Chất lượng ảnh gồm hai yếu tố kích thước ảnh và độ phân giải của ảnh, khi các bạn tạo sản phẩm trên các phần mềm thiết kế đồ họa máy tính, cần nắm vững các thuộc tính:

+ Ví dụ khi tạo mới bản thiết kế trong Photoshop

- Width: Chiều rộng ảnh hiển thị Pixels, Inches, Centimeters, Milimeters, Points, Picas, Columns

- Height: Chiều cao ảnh hiển thị Pixels, Inches, Centimeters, Milimeters, Points, Picas, Columns

- Resolution: Độ phân giải ảnh từ 72 tới 300 PI(Pixels/Inches)

- Corlor Mode: Chế độ màu gồm RGB, Bipmap, Grayscale, CMYK, Lab

- Background Contents: Nên nội dung ảnh gồm Transparent, White, Background Color

+ Ví dụ khi tạo mới bản thiết kế trong Illustrator

- Các chỉ số tương tự như khi tạo mới bản thiết kế trong phần mềm Photoshop chỉ có một số khác như Resolution thay bằng Raster Effects và không sử dụng chỉ số Background Contents vì mặc định của phần mềm Adobe Illustrator khi tạo mới sản phẩm là không nền hay nền rổng.

Tạo mới bản thiết kế trên các phần mềm khác chỉ số cũng tương tự, tùy vào mục đích thiết kế mà chọn các chế độ khác nhau. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số chọn lựa thông dụng để các bạn tham khảo:

2.1. Tạo sản phẩm thiết kế đồ họa hiển thị trên các thiết bị màn hình như máy tính, di động, máy tính bảng...

- Width, Height: Chọn chế độ hiển thị Pixels

- Corlor Mode: Chọn RGB

- Background Contents: Chọn tùy biến Transparent (nền rỗng hoặc không nền), White (nền tạo màu trắng), Background Color (nền tạo là nền được chọn với thuộc tính Set background color).

- Resolution hoặc Raster Effects : Chọn 72 PI(Pixels/Inches)

2.2. Tạo sản phẩm thiết kế đồ họa in tờ rơi, áp phíc, băng rôn, biển quảng cáo...

- Width, Height: Chọn chế độ hiển thị Centimeters hoặc Milimeters

- Corlor Mode: Chọn CMYK. Nếu in không màu chọn: Grayscale

- Background Contents: Chọn tùy biến Transparent (nền rỗng hoặc không nền), White (nền tạo màu trắng), Background Color (nền tạo là nền được chọn với thuộc tính Set background color).

- Resolution hoặc Raster Effects : Nên chọn độ phân giải cao nhất 300 PI khi in ảnh kích thước vừa và nhỏ, chất lượng ảnh sẽ tốt nhất. Nếu in ảnh với kích thước lớn, độ phân giải càng cao dung lượng ảnh (size) càng lớn ảnh hướng tớn lưu trữ, tốc độ xử lý máy tính. Tùy thuộc vào kích thước ảnh, máy tính của các bạn để chọn độ phân giải từ 150 PI - 300 PI.

3. Kích thước ảnh

Thông thường các bạn mới vào nghề thiết kế không hiểu sâu và xác định được kích thước ảnh sản phẩm nên thường vướng phải một số lỗi: không chọn đúng độ phân giải cho ảnh (Resolution hoặc Raster Effects), không chọn đúng kích thước ảnh cho sản phẩm (Width, Height), không chọn đúng chế độ màu (Corlor Mode) dẫn tới khi sản phẩm thiết kế khi triển khai thực tế chất lượng ảnh kém, mờ, vỡ ảnh, in ra không như ảnh thiết kế, dung lượng ảnh quá lớn chiếm nhiều bộ nhớ, làm chậm máy tính khi xử lý... Chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho các bạn tham khảo giải quyết vấn đề này:

- Xem lại cách chọn thuộc tính sản phần thiết kế phần "2. Chất lượng ảnh"

- Xác định đúng kích thước:

- Ngoài ra còn nhiều loại kích thước như thiết kế giao diện phần mềm, kích thước trang bìa, kích thước logo, kích thước banner.... phải dựa vào yêu cầu cụ thể từ khách hàng mà chọn kích thước cho phù hợp.

- Chú ý khi chọn kích thước phải chọ độ phân giải, chế độ màu cho phù hợp

4. Độ tương phản, màu sắc ảnh

- Thông thường khi thiết kế sản phẩm đồ họa các bạn sẽ phải làm việc với nhiều ảnh, gam màu khác nhau nên không tránh khỏi sự lệch màu, tương phản giữa các bức ảnh. Vậy phải căn chỉnh lại màu sắc cho phù hợp với tổng thể bức ảnh, mạng lại sản phẩm thiết kế tốt nhất.

+ Ghép ảnh chưa căn chỉnh

+ Sản phẩm sau khi căn chinh

- Khi các bạn thiết kế in ấn sẽ có độ lệch màu giữa màn hình máy tính và máy in, màu sắc máy in sẽ hạn chế hơn máy tính, phải xem xét từng sản phẩm cụ thể mà điều chỉnh gam màu cho phù hợp với máy in.

5. Bố cục sản phẩm ảnh

- Sản phẩn thiết kế đồ họa tùy thuộc vào yêu cầu từ khách hàng mà có những chi tiết, hiệu ứng, hình ảnh khác nhau thường là tổng hợp rất nhiều chi tiết, ngoài cái nhìn nghệ thuật chúng ta phải bố trí các chi tiết cho phù hợp, hài hòa.

- Ví dụ khi thiết kế giao diện website:

- Các bạn cần quan tâm: Đặt logo, banner, menu, hình ảnh ở đâu, kích thước logo, banner, menu, hình ảnh....tThông thường banner được đặt đầu trang web, logo đặt trên banner và ở góc bên trái. Cách viết chữ trên banner, trên trang web, font chữ, cỡ chữ..... rất nhiều yếu tố các bạn cần quan tâm để có bố cục sản phẩm hài hòa, hợp lý.

- Các bạn nên tham khảo bố cục những sản phẩm nổi tiếng, thành công và hợp thời đại trước khi tự mình thiết kế sản phẩm.

6. Nền, lớp

- Những bức ảnh thông thường có dạng Bitmap thì nền của nó cũng chính là hình ảnh của nó nhưng khi các bạn thiết kế một sản phẩm sẽ có ảnh dạng Bitmap và ảnh dạng Verter, nhiều họa tiết hình ảnh chồng chất lên nhau. Để quản lý được sự chồng chất này các phần mềm thiết kế đồ họa sinh ra các lớp (layer), lớp trên sẽ đè lớp dưới.

- Trên thực tế khi thiết kế sản phẩm đồ họa các bạn sẽ làm việc với các lớp trên một sản phẩm tạo lớp, ghép các lớp với nhau cho phù hợp, tạo hiệu ứng giữa các lớp...