Hình ảnh các địa danh thăm quan, du lịch nổi tiếng ở Hà Nội

1. HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM)

HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM)
HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM) HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM) HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM) HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM)

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca.

Xem thêm

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

2. ĐỀN NGỌC SƠN

ĐỀN NGỌC SƠN
ĐỀN NGỌC SƠN ĐỀN NGỌC SƠN ĐỀN NGỌC SƠN

Đền Ngọc Sơn một không gian đền cổ kính trong lòng Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Nổi bật trên nền trời là ngọn tháp bút vời vợi tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, gợi nên không ít dư âm chan hoà giữa con người với thiên nhiên.

Xem thêm

Đền Ngọc Sơn – không gian văn hóa tâm linh giữa lòng Hồ Gươm. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, di tích lịch sử đền Ngọc Sơn ban đầu được biết đến với cái tên chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền thờ thần văn chương khoa cử là Văn Xương Đế Quân và thờ vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền Ngọc Sơn tính tới nay đã trải qua nhiều lần đổi tên, xây dựng lại bắt đầu từ thời vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng.Rồi đến thời nhà Trần, ngôi đền bắt đầu có tên là Ngọc Sơn. Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh trên nền đất đền Ngọc Sơn cũ. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị phá hủy. Ông Tín Trai – một nhà từ thiện thời đó đã dùng nền cung Thụy Khánh cũ, lập ra một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Ngọc Sơn. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa bị đổ nát. Ít năm sau, con trai của ông Tín Trai nhượng lại chùa cho một hội từ thiện. Hội từ thiện tiến hành tu sửa, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân Tới năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại ngôi đền và dần dần có diện mạo như ngày nay. Đền Ngọc Sơn mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh. Điểm nhấn tuyệt vời nhất là khi ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào đền, gọi là cầu Thê Húc. Bên trái của đền ông cho dựng Đài Nghiên. Phía Đông trên núi Ngọc Bội ông cho xây Tháp Bút, tạo nên một thể hoàn chình.

Nguồn tham khảo: https://denngocson.com

Ẩn bớt tin

3. CHÙA MỘT CỘT

CHÙA MỘT CỘT
CHÙA MỘT CỘT CHÙA MỘT CỘT CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa được coi là biểu trưng của tôn giáo Việt Nam. Với lối kiến trúc vô cùng đặc sắc và độc đáo trong từng chi tiết. Nơi đây đã tạo nên một điểm thắng cảnh nổi tiếng cho du khách.

Xem thêm

Chùa Một Cột còn có 4 tên gọi khác là chùa Mật, Diên Hựu Tự, Nhất Trụ Tháp và Liên Hoa Đài. Chùa được khởi công xây dựng vào đời vua Lý Thái Tông vào tháng 10 năm 1049. Tiền thân của chùa Một Cột là một ngôi lầu Ngọc có tượng Phật Quan Âm đặt ở trong. Ngôi lầu này được đặt trên một chiếc cột đá ở giữa một chiếc hồ nhỏ. Đây là nơi Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện. Khi có hoàng tử nối dõi, ông cho xây thêm một ngôi chùa nhỏ cách lầu Ngọc 10 mét về hướng Tây Nam. Và đặt tên cho cả quần thể kiến trúc này là Diên Hựu Tự. Hồ trồng hoa sen nơi đặt chùa Một Cột có tên là Hồ Linh Chiểu. Truyền thuyết kể rằng, Vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Ông đã kể chuyện này cho nhà sư Thiền Tuệ và được khuyên xây dựng một ngôi chùa trên cột đá giống như tòa sen của Phật Bà Quan Âm. Sau khi xây dựng, Vua cho các nhà sư làm lễ cầu Phước quanh chùa và đặt tên là Diên Hựu Tự. Năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho dựng thêm tại sân 2 toà tháp lập sứ trắng. Đến nay, chùa được trùng tu 3 lần vào năm 1840- 1850, năm 1922 và năm 1955. Kiến trúc của chùa Một Cột có nhiều nét tương đồng với thiết kế kiến trúc có từ lâu đời. Vào thời Đinh Tiên Hoàng và đời Vua Lê Thánh Tông đã từng có lối kiến trúc này. Chùa Một Cột gồm một đài Liên Hoa hình vuông có cạnh dài 3 m. Chùa được đặt trên một cột trụ cao 4 m, có đường kính 1,2 m bằng chất liệu đá. Cột đá được sử dụng làm trụ chính nâng đỡ 3 khung giá gỗ. Mỗi khung giá gỗ tạo thành một tầng được ráp vào thân cột đá nhằm đỡ đài Liên Hoa. Tầng giá gỗ dưới cùng gồm các thanh gỗ lớn được đẽo cong tỏa ra xung quanh gắn vào khung đỡ tầng trên. Hai tầng khung gỗ trên chỉ gồm những thanh gỗ ngang được đặt so le nhau. Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong kiến trúc chùa Một Cột là gỗ. Gỗ được sử dụng trong các chi tiết thiết kế cho các vách tường và cột xà. Chùa có mái ngói uốn cong ở 4 góc, chính giữa nóc là phù điêu lưỡng long chầu nguyệt. Đây là điểm nhấn thiết kế nổi bật của kiến trúc đền chùa cổ của Việt Nam. Hồ Linh Chiểu được thi công vào năm 1105 với hàng rào lan can được xây bằng gạch sành tráng men xanh. Hình tượng chùa Một Cột đặt ở giữa hồ giống như một bông sen vươn lên khỏi mặt nước. Đây là hình tượng kiến trúc vô cùng độc đáo đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Từ khu vực sân khuôn viên dẫn lên chùa bằng một thiết kế cầu thang gạch ở mặt trước. Cầu thang được chia thành ba phần gấp khúc với một cánh cổng gỗ hoa văn cầu kỳ.

Nguồn tham khảo: https://chùamộtcột.vn

Ẩn bớt tin

4. QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Bất kỳ một người con nào của Việt Nam ắt hẳn đều không thể không biết đến Quảng trường Ba Đình. Nơi đã ghi dấu những vết tích huy hùng của dân tộc Việt sau bao nhiêu năm chịu ách đô hộ. Cũng chính tại đây Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam.

Xem thêm

Lịch sử Quảng trường Ba Đình: Ban đầu là một cổng phía Tây của Kinh thành Thăng Long, nơi sầm uất buôn bán với nhiều làng nghề. Đến đầu thế kỷ 20, quảng trường được người Pháp xây dựng và lấy tên của một linh mục người Pháp là Puginier đặt cho quảng trường. Trải qua 2 lần đổi tên nữa là Quảng trường Hồng Bàng và Quảng trường Độc Lập thì cuối cùng được đổi tên như bây giờ. Có một sự thật mà ít người biết là cái tên Quảng trường Ba Đình không phải do Bác Hồ đặt mà là của bác sĩ Trần Văn Lai – thị trưởng Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim. Không chỉ là nơi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, đây còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử nước nhà. Từ sau ngày Thủ đô giải phóng, từ năm 1954 đến 1969 đây còn là nơi Bác Hồ sống và làm việc, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

5. PHỐ CỔ HÀ NỘI

PHỐ CỔ HÀ NỘI
PHỐ CỔ HÀ NỘI PHỐ CỔ HÀ NỘI PHỐ CỔ HÀ NỘI PHỐ CỔ HÀ NỘI

Nhắc tới Hà Nội thì chắc hẳn ai cũng biết đến “Hà Nội 36 phố phường” hay “phố cổ Hà Nội”, với những con đường đã lưu giữ kí ức lịch sử của thủ đô. Phố cổ nay là điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.

Xem thêm

Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và Bắc của hồ Hoàn Kiếm gồm 36 phố phường, mỗi phố lại tập trung bán một mặt hàng khác nhau. Giới hạn của phố cổ phía Bắc đến phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các tuyến phố : Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đến phố cổ Hà Nội như thế nào? Có rất nhiều phương tiện để các bạn lựa chọn tới khu phố cổ Hà Nội như: xe bus, xe ôm, xe máy, taxi… Nếu đi bằng xe bus thì bạn có thể lựa chọn các tuyến xe: 09, 14, 36 để tới hồ Hoàn Kiếm hoặc 03, 11, 14, 18, 22, 34, 40 để tới Ô Quan Chưởng.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

6. HỒ TÂY

HỒ TÂY

Là một trong những thắng cảnh hấp dẫn và nổi tiếng nhất thủ đô, Hồ Tây luôn có một sức hấp dẫn và quyến rũ kì lạ. Nếu Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của Hà Nội cổ, thì cũng có thể nói khung cảnh Hồ Tây là trái tim của một Hà Nội mới.

Xem thêm

Cảnh đẹp Hồ Tây như một bức tranh với đủ mọi sắc thái khác nhau, khi nắng sớm thì như một cô thiếu nữ e ấp trong nắng mai, nhẹ nhàng và thuần khiết, khi chiều tà thì như một quý cô sầu lệ với vẻ đẹp thơ mộng mang chút hoài niệm của ánh nắng chiều. Có lẽ thế mà Hồ Tây luôn trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà thi ca thể hiện cảm xúc của mình. Khung cảnh Hồ Tây không chỉ sở hữu làn nước trong xanh, quanh năm gợn sóng nhẹ nhàng mà còn sở hữu một nét đẹp thơ mộng lãng mạn của những đóa sen bồng bềnh trên hồ và những sắc đỏ thắm của hàng cây phượng nép mình rủ bóng bên bờ hồ. Không khi quanh luôn lộng gió, nên nơi đây từ sáng đến tối luôn nhộn nhịp tiếng cười nói, những người dân đến hóng mát, những khách du lịch đến tham quan vẻ đẹp của Hồ Tây.

Nguồn tham khảo: https://tourdulichuytin.com

Ẩn bớt tin

7. KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM

KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM
KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM KHU SINH THÁI CHÙA TRẦM

Khu du lịch sinh thái chùa Trầm là quần thể di tích gồm 3 ngôi chùa có niên đại vài trăm năm tuổi là chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi với hệ thống cảnh quan tuyệt đẹp hấp dẫn và bao quát gồm núi cao, hệ thống các chùa, hang động, cảnh quan hoang sơ, tịch mịch, lại nằm gần Hà Nội nên được nhiều du khách quan tâm, thường đến tham quan, khám phá, cắm trại.

Xem thêm

Được xây dựng từ thế kỷ 16, đến nay quần thể khu du lịch sinh thái chùa Trầm vẫn được bảo tồn, gìn giữ gần như nguyên vẹn, chùa Trầm là ngôi chùa chính trong hệ thống 3 chùa nằm tại đây đã có tuổi đời trên dưới 400 năm, trước đây chùa có tên gọi là chùa Hang, sau đó đến thế kỷ 18, thống đốc Hà Đông xin danh thắng này về quản lí đã đưa chùa Hang lên sườn núi xây dựng lại gọi là chùa Trầm. Với thế “tựa sơn, hướng thủy”, lưng dựa vào dãy Tử Trầm còn mặt hướng ra sông Đáy, ra đồng ruộng, chùa Trầm có được một phong cảnh hữu tình hấp dẫn hiếm có. Đứng trên đỉnh núi Trầm, du khách sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh xóm làng, đồng ruộng, sông hồ trải ra hút tầm mắt, bao la và choáng ngợp. Động Long Tiên nằm ở chân núi Tử Trầm, một ngọn núi nổi tiếng với loại đá hoa cương trắng và rừng sưa trăm tuổi một thời nổi danh khắp vùng. Từ xưa, núi Tử Trầm đã là một danh thắng nổi tiếng, trước đây từng là chốn lui tới của các bậc văn nhân và quý tộc đến để thăm thú, thưởng lãm cảnh trí. Cửa động có chiều ngang hơn 7m, cao trên 3m, bên trong là một hệ thống hang động liên hoàn cao, rộng hiếm thấy. Nhờ những luồng ánh sáng tự nhiên chiếu qua một số khe nhỏ bên sườn núi và trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng vô vàn những nhũ đá với nhiều hình thù, màu sắc kỳ ảo…Chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên với bàn thờ Phật cùng những pho tượng đá. Trong chùa có lưu trữ gần 20 bài thơ cổ khắc trên vách, khách đá hay chuông đồng nhằm ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của núi Trầm. Chùa vô vi nằm trên núi Vô Vi, đối diện ở phía Bắc núi Tử Trầm, tương truyền, ngôi chùa có từ thế kỷ thứ X vào thời nhà Đinh. Chùa được dựng bởi một trong số những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích. Diện tích ngôi chùa Vô Vi chỉ được chừng khoảng hơn 10 m2 nhưng không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thanh tịnh, Đường lên chùa được xếp bởi những bậc đá quanh co, gồ ghề nhưng vững chãi và rộng thoai thoải. Men theo cạnh chùa ra đằng sau chính là đỉnh núi đá Vô Vi. Một quả chuông nhỏ được treo trên vách núi càng làm tăng thêm sự uy nghiêm và cổ kính của ngôi chùa. Du khách còn có dịp tham quan làng nghề điêu khắc, chế tác đá mỹ nghệ Long Châu Miếu từ lâu đã nổi tiếng khắp miền Bắc, nằm dưới chân Tử Trầm Sơn. Đến đây du khách cũng có thể thức sức leo nũi, khám phá những cảnh quan bằng những lối đi cạnh hang Long Tiên, vượt qua những khe đá, nụi cây.. du khách cũng có thể vòng ra ngoài đường cái đi theo lối mòn sau chùa chính để lên núi Trầm. Toàn bộ núi Trầm là một khối đá lớn, có những chỗ nhô lên đá tai mèo khá là kỳ thú, tất nhiên du khách nên cẩn thận trong từng bước chân để lên núi an toàn. Trên núi có nhiều bãi đất trống thoáng đãng và thoải mái để cắm trại, tổ chức giã ngoại, hoạt động ngoài trời cho các du khách trẻ vào dịp cuối tuần. Núi Trầm, Chùa Trầm là một điểm quan trọng trong du lịch Hà Nội, một địa chỉ văn hóa - lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.

Nguồn tham khảo: https://dulichchaovietnam.com

Ẩn bớt tin

8. HÀM LỢN - ĐỊA ĐIỂM DÃ NGOẠI LÝ TƯỞNG

HÀM LỢN - ĐỊA ĐIỂM DÃ NGOẠI LÝ TƯỞNG
HÀM LỢN - ĐỊA ĐIỂM DÃ NGOẠI LÝ TƯỞNG HÀM LỢN - ĐỊA ĐIỂM DÃ NGOẠI LÝ TƯỞNG HÀM LỢN - ĐỊA ĐIỂM DÃ NGOẠI LÝ TƯỞNG

Nếu đang có ý định khám phá thiên nhiên, núi rừng hoang dã hay muốn có một chuyến picnic thật vui vẻ với bạn bè thì núi Hàm Lợn là một điểm đến thú vị bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm

Núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn nằm ở địa phận Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài nên việc di chuyển đến đây không quá khó khăn. Để chinh phục Hàm Lợn các bạn có hai con đường để lựa chọn. Với những bạn muốn an toàn, không thích mạo hiểm thì có thể lựa chọn con đường mòn bằng phẳng, dễ đi và ít bụi rậm. Thời gian trung bình để du khách có thể đặt chân đến đỉnh Hàm Lợn là khoảng từ 2 tiếng – 2 tiếng rưỡi. Còn nếu bạn là người thích phượt, thích mạo hiểm cũng như thử thách bản thân thì có thể lựa chọn con đường đi men theo suối. Con đường này buộc du khách phải băng qua các con suối, những khu rừng rậm rạp nên thời gian di chuyển sẽ vào khoảng 3-4h đồng hồ. Trước đó du khách cần phải trang bị găng tay, giày leo núi cũng như phải chấp nhận nhiều khó khăn khác. Khi đã đặt được chân lên đỉnh Hàm Lợn thì du khách sẽ cảm thấy trầm trồ mê mẩn trước vẻ đẹp cuốn hút mà quên hết đi những mệt mỏi. Đứng từ đây nhìn xuống, các bạn sẽ có cảm giác choáng ngợp bởi không gian núi rừng trùng điệp với bạt ngàn sim tím, trông ra xa là mặt hồ yên ả cùng những xóm làng tí hơn thấp thoáng ẩn hiện, tạo nên cảm giác chinh phục rõ rệt hơn bao giờ hết. Nếu không thích leo núi, bạn cũng có thể dừng chân cắm trại ở hồ Hàm Lợn (hồ suối Bàu) ngay dưới chân núi. Với khoảng không gian rộng rãi, các bạn có thể thỏa thích vui đùa, nghỉ ngơi hay đốt lửa trại nướng đồ ăn tại đây. Ngoài ra nước ở hồ cũng rất trong xanh và sạch sẽ nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm tắm ở đây nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

9. KHU SINH THÁI BA VÌ

KHU SINH THÁI BA VÌ
KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ
KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ KHU SINH THÁI BA VÌ

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 60km, Ba Vì nổi tiếng là điểm đến lý tưởng dành cho du khách yêu thích không khí trong lành mát mẻ cùng khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi. Nổi bật giữa không gian núi rừng ngút ngàn sắc xanh. Vườn Quốc Gia Ba Vì hiện lên với vẻ đẹp bí ẩn, diệu kì, chìm đắm trong sương mờ huyền ảo chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội với những người thích khám phá.

Xem thêm

1. Vườn quốc gia Ba Vì: Là khu sinh thái bậc nhất ở Ba Vì với hệ thống thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bạn không thể ngờ rằng một khu vườn quốc gia lại có khung cảnh sống ảo siêu chất cùng những hoạt động vui chơi giải trí thú vị như vậy.
1.1 Rừng thiên nhiên Ba Vì: Bước vào Vườn quốc gia Ba Vì, đầu tiên bạn sẽ có cơ hội khám phá khu rừng thiên nhiên huyền ảo chìm đắm trong sương mờ. Cả một khu rừng thông ngút ngàn sắc xanh cao vời vợi, bạn tha hồ cùng tụi bạn thân chụp những tấm hình sống ảo cực chất không khác gì lạc vào xứ sở thần tiên Alice. Đặc biệt, vào mùa thu – mùa lá rơi tuyệt đẹp, bạn sẽ được chứng kiến cả khu rừng chìm trong sắc vàng của lá. 1.2 Nhà thờ cổ Ba Vì: Với công trình kiến trúc cổ kiểu Pháp, nhà thờ cổ Ba Vì hiện lên với vẻ đẹp ma mị, đầy huyền bí lúc ẩn lúc hiện giữa làn sương khói dày đặc. Nếu còn hơi e sợ vẻ bí ẩn của khu nhà cổ, hãy bám chân lũ bạn vào cùng khám phá nhé. Rêu phong bám phủ thoắt hiện những chú tắc kè hoa, nhà thờ cổ Ba Vì là địa điểm lý tưởng cho những bức ảnh siêu “deep” vô cùng cuốn hút. Vẻ đẹp cổ kính, huyền ảo của nhà thờ cổ là nét đặc sắc của khu vườn quốc gia nổi tiếng này.
1.3 Thiên Sơn Suối Ngà: Bước vào cổng vườn quốc gia Ba Vì, rẽ trái tầm 5km là bạn sẽ đặt chân tới Thiên Sơn – Suối Ngà, cảnh đẹp Ba Vì như chính cái tên gọi của nó. Thiên Sơn Suối Ngà rất thích hợp để chụp ảnh và bơi lội với nhiều góc quay đẹp. Làn nước trắng xóa và tinh khiết chảy từ vách núi xuống sẽ mang lại cảm giác sảng khoái tươi mới cho du khách. Một khung cảnh thiên nhiên sông suối, rừng núi vô cùng hùng vĩ, tráng lệ khác xa với khói bụi thành phố.
1.4 Nhà kính xương rồng: Điểm đến thu hút lượng du khách check in nhất phải nhắc tới chính là nhà kính xương rồng duy nhất tại khu du lịch Ba Vì. Nhà kính xương rồng được xây dựng thành một thiên đường xương rồng đầy độc đáo và lạ mắt, hấp dẫn mọi ánh nhìn của du khách. Đây chính là điểm dừng chân lí thú, độc nhất để các bạn trẻ thỏa sức tự sướng cùng hơn 1200 loài cây xương rồng lớn bé đầy gai góc, mạnh mẽ nhưng không kém phần mộng mị.
1.5 Đền Thượng: Với đường đi dài hơn 500 bậc thang giữa cánh rừng rậm mênh mông, Đền Thượng là khu di tích lịch sử tâm linh được xây dựng trên đỉnh núi Tản Viên. Quần thể di tích đền Thượng gồm 4 khu chính là: Đền thờ Bác Hồ, Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng. Bạn có thể cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền cổ trong hương vị lạnh lẽo của sương, mây, gió và rừng.
1.6 Khu du lịch Ao Vua: Ngay dưới chân núi Tản Viên, du khách có cơ hội tham quan khu du lịch Ao Vua – tổ hợp vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng giữa không gian tươi mát của Ba Vì. Bạn có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian như ném phi tiêu, chèo thuyền, ném vòng, đốt lửa trại cũng như nhiều hoạt động ca hát nhảy múa thú vị. Được xây dựng và trang bị những cơ sở vật chất hiện đại, khu du lịch Ao Vua Ba Vì với làn nước trong xanh không gian thoáng đãng mát mẻ chính là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho khách du lịch.
1.7 Mùa Hoa Dã Quỳ Ba Vì: Lên cao khoảng 3-4km tới cốt 700, bạn sẽ gặp biển chỉ tới khu đồi hoa dã quỳ và đây cũng là điểm ngắm hoa dã quỳ Ba Vì đẹp nhất và nhiều nhất. Đây quả thực là thiên đường “sống ảo” với các tín đồ chụp hình. Sắc vàng lung linh của từng luống hoa, nằm khiêm tốn dưới những tán rừng già chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những bức hình du lịch tuyệt hảo. Tuy nhiên, bạn cần nhờ cậy bảo vệ một chút để được dẫn tới khu vực này.
Mùa hoa dã quỳ được gọi là “loài hoa báo hiệu mùa đông” bởi nó chỉ nở hoa vào khoảng tháng 10-11, khi miền Bắc sắp bước vào ngày đông lạnh giá. Hoa dã quỳ ở Ba Vì không nhiều như Đà Lạt, nhưng bông to hơn, màu vàng đậm sắc hơn. Đặc biệt, hoa ở đây có vẻ đẹp riêng, nhất là khi được ngắm hoa trong không gian mờ ảo của mây núi Ba Vì. Hoa dã quỳ vườn quốc gia Ba Vì tuy không lớn như hướng dương, nhưng mọc thành bụi nên khi bung nở đã tạo nên một thảm vàng rực rỡ.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

10. LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu... Có thể nói, giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.

Xem thêm

Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Nguồn tham khảo: https://www.traveloka.com

Ẩn bớt tin

11. HỒ QUAN SƠN - HẠ LONG TRÊN CẠN

HỒ QUAN SƠN - HẠ LONG TRÊN CẠN
HỒ QUAN SƠN - HẠ LONG TRÊN CẠN HỒ QUAN SƠN - HẠ LONG TRÊN CẠN HỒ QUAN SƠN - HẠ LONG TRÊN CẠN

Khu sinh thái Hồ Quan Sơn sở hữu khung cảnh non nước hữu tình, một vẻ đẹp vô cùng rực rỡ và khoáng đạt. Những chùm phượng đỏ, những cành bằng lăng tím hay đầm sen đẹp mắt sẽ phô bày hết nét đẹp tuyệt vời của điểm du lịch nổi tiếng này.

Xem thêm

Ngoài thảm thực vật đa dạng, hồ còn gây ấn tượng mạnh cho du khách bởi các hang động huyền bí, nhiều loại thạch nhũ mang những hình dáng khác lạ. Đó như là một món quà độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.
Quan Sơn là địa điểm cắm trại gần Hà Nội cực chill dành cho những bạn trẻ năng động, thích khám phá, yêu thiên nhiên. Nơi đây sở hữu không khí mát mẻ, khung cảnh đẹp tuyệt vời và không gian tĩnh lặng, rất thích hợp để bạn tận hưởng những bữa tiệc bên cạnh bạn bè, người thân của mình đó. Tuy nhiên, khu vực này còn khá hoang vắng và khá khó để thuê lều trại hay đồ ăn. Do đó, bạn hãy chuẩn bị trước đồ dùng cần thiết để có một chuyến cắm trại hồ Quan Sơn trọn vẹn nhất. Đồng thời, cũng nên nhớ giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới cảnh quan tại đây nhé.

Nguồn tham khảo: https://halotravel.vn

Ẩn bớt tin

12. KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ

KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ
KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ

Khu du lịch Đồng Mô nằm ở thị xã Sơn Tây gồm hồ chứa nước rộng khoảng 200ha với nhiều đảo và bán đảo bên hồ, xung quanh được bao phủ bởi những đồng cỏ rộng lớn cùng hàng cây xanh mát. Thế nên không khí ở nơi đây cực kỳ trong lành và yên bình. Bên cạnh đó ở Đồng Mô còn có sân golf cùng những căn biệt thự xinh đẹp ẩn mình bên bìa rừng, là nơi vui chơi giải trí cũng như nghỉ dưỡng hoàn hảo cho ngày cuối tuần.

Xem thêm

Ở Đồng Mô có 2 địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích là khu đảo Phượng với những tán rừng xanh ngắt cực kỳ thích hợp cho những hoạt động vui chơi ngoài trời như câu cá, bắt gà hay đào măng… và khu cắm trại Sơn Tinh Camp với nhiều hoạt động team building thú vị như Tarzan đu dây thừng, đua bè cướp cờ, vượt chướng ngại vật hay chèo thuyền…
Với những nhóm ít người không tham gia được những trò chơi phía trên thì vẫn còn rất nhiều trò chơi hấp dẫn khác như thuê xe đạp đôi vào rừng, vẽ tranh cát, tô tượng… Sau khi đã vui chơi thỏa thích các bạn có thể đi xe máy tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt nam ở Đồng Mô. Nơi đây được xây dựng thành quần thể, tái hiện cấu trúc làng bản của các dân tộc Việt Nam với mục đích lưu giữ, phát triển cũng như giới thiệu văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

KHUNG ẢNH YÊU THÍCH